Categories

Viewing: 1.00

THÔNG TIN VĂN BẢN

Nghị định này quy định quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Lao động 2012 về hợp đồng lao động, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và giải quyết tranh chấp lao động

Theo đó, lý do "thay đổi cơ cấu, công nghệ" làm căn cứ để doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt HĐLĐ quy định tại khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động 2012 được hiểu bao gồm các thay đổi sau:
1. Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
2. Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;
3. Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Về lý do kinh tế, doanh nghiệp chỉ được đơn phương cho người lao động nghỉ việc khi bị khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế

Thay thế

Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994;

Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002;

Nghị định số 41/1995/NĐ-CP ngày 06/7/1995;

Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003;

Nghị định số 11/2008/NĐ-CP ngày 30/1/2008.

Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/01/2015: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động

Đánh giá

Thấp nhất Cao nhất