Categories

Viewing: 0

THÔNG TIN VĂN BẢN

Văn bản hướng dẫn việc xác định thuế chuyển nhượng vốn trong trường hợp Công ty TNHH bổ sung vốn và thành viên mới với điều kiện thành viên mới phải trả một khoản tiền (thị giá) cao hơn so với mệnh giá của phần vốn góp thực tế.

Bán quyền góp vốn cho thành viên mới, nếu bỏ túi riêng, thành viên cũ phải chịu thuế chuyển nhượng vốn

Ví dụ, một Công ty TNHH hiện có 2 thành viên (X và Y) với mức vốn điều lệ là 100 tỷ. Công ty dự định tăng vốn điều lệ lên 130 tỷ bằng cách bổ sung thành viên mới Z và thành viên Z sẽ góp thêm 30 tỷ. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra đối với thành viên Z là phải góp 40 tỷ chỉ để sở hữu tỷ lệ vốn tương đương 30 tỷ. Theo đó, khoản chênh lệch 10 tỷ (40 - 30) sẽ được tính thuế hoặc miễn tính thuế chuyển nhượng vốn theo Công văn này như sau:

- Nếu khoản chênh lệch 10 tỷ được xem là sở hữu chung của doanh nghiệp, được hạch toán vào tài khoản vốn 4118 thì không bị tính thuế.

- Ngược lại, nếu được xem là sở hữu riêng và đem chia cho các thành viên (X và Y) thì mỗi thành viên nhận khoản chênh lệch này sẽ phải chịu thuế chuyển nhượng vốn (nếu thành viên là cá nhân) hoặc hạch toán vào thu nhập chịu thuế TNDN (nếu thành viên là tổ chức)

Nguồn: LuatVietnam.net

Công văn số 16200/BTC-TCT ngày 6/11/2014 của Bộ Tài chính về việc hạch toán kế toán và chính sách thuế đối với hoạt động góp vốn trong doanh nghiệp

Đánh giá

Thấp nhất Cao nhất